Mục tiêu của các bên Chiến dịch Linebacker II

Hoa Kỳ

Sau thất bại của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Lam Sơn 719, quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam liên tục mở các cuộc tấn công vào các căn cứ và vị trí chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa qua chiến dịch Xuân Hè 1972, làm thất bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Nhằm giữ thể diện của một siêu cường quân sự và để rút quân trong danh dự, Hoa Kỳ đã tiến hành chiến dịch đánh bom lần cuối này với ý định "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá", giảm bớt sự hỗ trợ quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho chiến trường miền Nam.

Tại Paris cuối tháng 11 năm 1972, cuộc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ một lần nữa lâm vào bế tắc. Việt Nam Cộng hòa (vốn không được Mỹ cho phép tham gia họp kín để đàm phán về điều khoản hiệp định) ra sức phản đối bản dự thảo hiệp định, theo đó Quân đội Nhân dân Việt Nam được giữ những vị trí của họ tại miền Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng Hoa Kỳ làm vậy là để rũ bỏ trách nhiệm với họ. Nixon không muốn mang tiếng là đã bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa, nên phía Hoa Kỳ đòi thay đổi lại nội dung cốt lõi nhất của dự thảo hiệp định, đó là về quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Ngày 20/11/1972, cố vấn Henry Kissinger đề nghị sửa đổi 69 điểm trong bản dự thảo Hiệp định, theo đó, Hoa Kỳ muốn "có đi có lại", khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận, vì đề nghị như vậy đặt họ ngang hàng với kẻ xâm lược là Mỹ, đồng thời sẽ khiến quân Giải phóng gặp rất nhiều khó khăn sau này.

Ngày 23/11/1972, khi gặp Lê Đức Thọ, Henry Kissinger đã đọc bức điện của Nixon ngầm đe dọa ngừng đàm phán, ném bom trở lại. Tuy nhiên ông Lê Đức Thọ đã khẳng khái đáp lại: "Chúng tôi đã đánh nhau với các ông mười mấy năm và cũng đã đàm phán 5 năm rồi. Nay các ông có sẵn sàng mới đi đến giải quyết; không thể dùng đe dọa với chúng tôi được đâu".[10]

Cuối tháng 11-1972, Quân uỷ Trung ương Việt Nam nhấn mạnh “Đế quốc Mỹ có thể liều lĩnh dùng B-52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng”. Ngày 24/11/1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng các Tham mưu phó: Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Cao Văn Khánh, Phùng Thế Tài đã thông qua và phê chuẩn kế hoạch đánh B-52. Nhiệm vụ công tác chuẩn bị phải xong trước ngày 03/12/1972. Đầu tháng 12-1972, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã xuống Sở chỉ huy Quân chủng phòng không - không quân, trực tiếp nghe Tư lệnh Lê Văn Tri trình bày về kế hoạch đánh B-52, ông đã nhấn mạnh: “Để gây sức ép với ta, trước sau Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ném bom Hà Nội; quân dân ta, mà nòng cốt là Quân chủng phòng không - không quân phải kiên quyết làm thất bại âm mưu này của chúng”[11].

Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ứng bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong vòng 60 ngày. Nay họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.[12]

Ngày 5 tháng 12, Nixon điện cho Kissinger: "Hãy để một chỗ hở ở cửa cho cuộc họp tiếp. Tôi có thể sẵn sàng cho phép ném bom ồ ạt miền Bắc Việt Nam trong thời gian nghỉ ngơi đó"[13] (ám chỉ kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh). Đêm 12 tháng 12, Chánh văn phòng Nhà trắng Heizman thừa uỷ quyền của Richard Nixon gửi một bức điện cho Kissinger có đoạn viết: "Chúng ta cần tránh làm bất cứ điều gì có vẻ như là chúng ta phá vỡ thương lượng một cách đột ngột. Nếu xảy ra tan vỡ thì phải làm như là do họ chứ không phải do chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, Hoa Kỳ không được chủ động cắt đứt cuộc nói chuyện. Chúng ta cần yêu cầu hoãn cuộc họp để tham khảo thêm".[14] Tuy cố tình trì hoãn ở hậu trường, nhưng khi tuyên bố chính thức, Hoa Kỳ đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không chịu "đàm phán nghiêm chỉnh". Do vậy, nhiều tài liệu phương Tây vẫn cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bỏ họp trước, và chiến dịch ném bom của Mỹ là để khiến Việt Nam "biết điều" mà chấp nhận họp lại.

Ngày 14 tháng 12, Tổng thống Nixon họp với cố vấn an ninh Kissinger, tướng Alexander Haig và chủ tịch Hội đồng tham mưu truởng liên quân - đô đốc Thomas Moorer thông qua lần cuối cùng kề hoạch Chiến dịch Linerbacker II. Nixon nói với đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ: "Điều may mắn của ông là được sử dụng một các cách hiệu quả sức mạnh quân sự của chúng ta để thắng cuộc chiến tranh này. Nếu ông không làm được việc đó, tôi sẽ coi ông là người chịu trách nhiệm".

Mục tiêu mà Hoa Kỳ đặt ra trong chiến dịch Linebacker II là duy trì nỗ lực tối đa để phá hủy tất cả các tổ hợp mục tiêu chính ở khu vực Hà Nội và Hải Phòng, trong đó phá hủy đến mức tối đa những mục tiêu quân sự chọn lọc tại vùng lân cận của Hà Nội/Hải Phòng. Linebacker II cũng loại bỏ các rất nhiều các hạn chế trong các chiến dịch trước đó ở Bắc Việt Nam, ngoại trừ cố gắng để "giảm thiểu nguy hiểm cho dân thường tới mức có thể cho phép mà không ảnh hưởng hiệu quả" và "tránh các khu giam giữ tù binh, bệnh viện và khu vực tôn giáo".[15] Mục tiêu của Linebacker II cũng vẫn là mục tiêu của Linebacker nhưng với cường độ, sức công phá và mật độ lớn đến mức khủng khiếp để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận điều khoản của Mỹ, đồng thời tỏ rõ cho Nguyễn Văn Thiệu thấy rằng Hoa Kỳ đã cố làm hết trách nhiệm bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa, thay vì rút lui mà không chiến đấu. Cũng trong ngày 14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội: trong 72 giờ đồng hồ để quay lại ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam.[12]

Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này không cần thiết vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút quân khỏi cuộc chiến. Hoa Kỳ biết rõ rằng không thể nào bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà họ đã chiến đấu gần 20 năm, với chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ.[16] Đây thực chất chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ cuối cùng đối với đồng minh Việt Nam Cộng hoà: khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng nấc thang quân sự mạnh tay nhất này để chứng tỏ họ đã cố gắng hết mức cho quyền lợi của đồng minh.[17][18]

Ngày 15 tháng 12, Lê Đức ThọKissinger chia tay nhau tại sân bay Le Bourger (Paris). Ngày 16 tháng 12, Kissinger họp báo tại Washington DC đổ lỗi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kéo dài đàm phán. Tối 18 tháng 12, khi Lê Đức Thọ vừa về đến nhà (sau khi ghé qua Moskva và Bắc Kinh) thì những trái bom đầu tiên từ B-52 trong Chiến dịch Linebacker II rơi xuống Hà Nội.[19]

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Với kinh nghiệm chính trị dày dặn, ngay từ ngày 29/12/1967, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, lúc này là Phó Tổng tham mưu trưởng lời dự báo:

Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội

— Hồ Chí Minh.[20]
Giai đoạn 1954–1959

Giai đoạn 1960–1965

Giai đoạn 1965–1968

Giai đoạn 1968–1972

Giai đoạn 1973–1975

Hậu quả chiến tranh

Từ tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không đặt vấn đề: "Tỷ lệ B-52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?". Sau mấy tuần, câu trả lời đã được đưa ra:

  • N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1-2% (trên tổng số B-52 tham chiến của Mỹ);
  • N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;
  • N3 - tỷ lệ buộc Mỹ phải thua cuộc là trên 10%.

Nếu tỷ lệ thiệt hại của B-52 bằng hoặc vượt quá 10%, Mỹ sẽ không thể chịu đựng được và sẽ phải dừng chiến dịch, bởi B-52 là vũ khí chiến lược mạnh nhất của không quân Mỹ, được vận hành bởi các phi công được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng, nếu bị thiệt hại quá 10% thì Mỹ khó mà thay thế được (ngoài ra, nhiều phi công Mỹ được trao vinh dự lái B-52 do là con cháu của các gia tộc có thế lực, nếu tỷ lệ chết trận của các "phi công quý tộc" này tăng cao thì chính phủ Mỹ sẽ gặp rắc rối lớn). Hơn nữa, cần nhớ rằng B-52 là vũ khí chiến lược để đối phó với siêu cường là Liên Xô, một nước có quy mô hệ thống phòng không lớn gấp vài chục lần so với Việt Nam, trang bị cũng hiện đại hơn nhiều. Nếu B-52 bị thiệt hại trên 10% trước một đất nước có hệ thống phòng không ít ỏi như Việt Nam thì hiển nhiên đó là một thất bại của Mỹ, nếu tiếp tục chiến dịch thì Mỹ sẽ không còn đủ lực lượng B-52 để đối phó với Liên Xô.

Quân chủng Phòng không-Không quân loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Kết quả trong 12 ngày đêm chiến đấu mùa đông năm 1972, Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu N3: tỷ lệ B-52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc, riêng các đơn vị phòng không Hà Nội bắn hạ 23 chiếc). Ngay cả với số liệu mà Mỹ thừa nhận (16 B-52 bị rơi, 4 bị hỏng nặng và 5 bị hỏng trung bình) thì cũng đã vượt qua mức N3.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến dịch Linebacker II http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.faculty.virginia.edu/jnmoore/pdf/patter... http://www.afhso.af.mil/shared/media/document/AFD-... http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/a... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/cuoc...